Báo Tàu: Tàu Gepard Việt đến TQ tính năng mạnh nhưng tồn tại hiểm họa

0 1021 0
Trong các hải quân tham dự cuộc duyệt binh hải quân lần này, Nga, Nhật và Ấn Độ đều đưa những tàu tối tân tinh nhuệ, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hai tàu Việt Nam cử đi đều là những tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 nhập khẩu từ Nga. Là một tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng giãn nước đầy tải 2000 tấn, Gepard 3.9 kế thừa truyền thống “vũ khí hạng nặng” của một quốc gia luôn luôn chiến đấu. 
 
 
Tàu hộ vệ Gepard trang bị đầy đủ các vũ khí đối không, đối hải và chống ngầm, đặc biệt có giá trị là nó có một bộ radar có cự ly giám sát ngoài đường chân trời cho nên nó không cần trực thăng giúp dẫn đường tên lửa vẫn có thể tấn công đối hải ngoài đường chân trời. Xét từ tầm bắn 130 km của tên lửa đối hạm Uran được trang bị trên tàu Gepard thì con tàu này đích thực có năng lực như vừa nói. Trong các loại trang bị của Hải quân Việt Nam, tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 không chỉ là mạnh nhất mà còn đóng vai trò là tàu chỉ huy, thậm chí là chủ lực tuyệt đối. 
 
Từ khi mua về 4 tàu Gepard, Hải quân Việt Nam nhiều lần giao cho loại tàu này nhiệm vụ đi thăm viếng nước ngoài để biểu dương sức mạnh trên biển của mình. Không thể không thừa nhận, trong hải quân 10 nước ASEAN, Gepard 3.9 thực sự có thể gọi là ở trình độ hàng đầu, Hải quân Việt Nam có đủ nguồn lực để phô trương. Nhưng mà chính đó lại là cái gọi là “ma quỷ ở tiểu tiết”, tàu hộ vệ tàng hình được xem là mạnh mẽ đó cũng không hoàn toàn phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt. 
 
Theo các bức ảnh do truyền thông chính thống Việt Nam công bố không khó để thấy, trong cabin tàu, nhân viên điều khiển tàu buộc phải ngẩng đầu lên mới có thể nhìn thấy được đường phía trước. Điều này rõ ràng không thể khiến cho người điều khiển cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên không thể nói là đây là do người Nga bố trí cửa sổ tàu quá cao mà ngược lại phải nói rằng nhân viên hải quân Việt Nam có chiều cao khá thấp. 
 
Theo thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới, chiều cao trung bình của đàn ông Việt Nam là 1,65m, chiều cao trung bình của đàn ông Nga là 1,75m, khoảng cách là 10 cm. Từ góc độ chế tạo và sử dụng trang bị thì khi Việt Nam ký hợp đồng mua tàu từ Nga, đáng lẽ phải yêu cầu Nga điều chỉnh độ cao cửa sổ tàu để thích hợp điều kiện chiều cao binh sỹ. Nhưng hiện tại ta thấy Gepard 3.9 gần như không có sự điều chỉnh thích hợp. 
 
Ngoài radar hàng hải ra, an toàn hành trình của tàu gần như đều phụ thuộc vào người điều khiển tàu, cửa sổ cabin quá cao sẽ ảnh hưởng phạm vi quan sát dưới mắt và ngang mắt của nhân viên điều khiển. Khi đi giữa biển cả mênh mông, khuyết điểm này có thể không rõ ràng nhưng nếu ở trong khu vực cảng có mật độ tàu thuyền dày đặc hoặc các eo biển hẹp có nhiều bãi cạn thì nhược điểm về phạm vi quan sát có thể sẽ đưa lại rủi ro tai nạn. Điều này không nghi ngờ gì chính là một hiểm họa nghiêm trọng. 
 
Nói không khoa trương, tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam tuy tính năng lý thuyết rất mạnh nhưng chi tiết lại lộ ra thiếu sót khiến người ta lo lắng. Có lẽ trước khi phô trương sức chiến đấu với nước ngoài, quân đội Việt Nam cần tự hoàn thiện bản thân mới được. 
 
 
 
Bình luận: xem ra việc Việt Nam cử hai tàu sang Trung Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý của cư dân mạng nước này. Lập luận cơ bản của bài viết trên đây, trên lý thuyết là đúng nhưng thực tế là nó lại chỉ dựa vào một bức ảnh, mà bức ảnh đó thì lại được chụp từ một góc hơi nghiêng. Từ đó đã dẫn đến những đánh giá chủ quan của tác giả bài viết. Không cần nói nhiều, chúng ta chỉ cần nhìn bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đứng trên cabin của một tàu lớp Gepard trên đây là đủ thấy những phân tích của bài viết trên đây là “tán dóc”.

Reacties 0