Các nhà khoa học đã có thể biến chai nhựa thành tay chân giả vừa nhẹ vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường

0 27 0

Một chuyên gia tại Đại học De ​​Montfort Leicester (DMU) đã sản xuất thành công chân giả đầu tiên được làm từ chai nhựa tái chế.

Các nhà khoa học đã có thể biến chai nhựa thành tay chân giả vừa nhẹ vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Tiến sỹ K Kandan, giảng viên cao cấp về kỹ thuật cơ khí tại DMU nhận thấy, ông có thể nghiền các chai nhựa và sử dụng vật liệu hạt để kéo sợi polyester, sau đó nung nóng và chế tạo thành một loại vật liệu rắn nhưng nhẹ và có thể đúc thành chân tay giả.

Chi phí sản xuất một chiếc chân giả theo cách này chỉ tốn khoảng 12 USD (khoảng 280 ngàn đồng) so với con số 6 ngàn USD (khoảng 139 triệu đồng/chiếc) như hiện nay.

Tiến sỹ Kandan đồng thời cũng là phó giám đốc của Viện Khoa học kỹ thuật tại DMU cho biết, bước đi đột phá này có thể giải quyết khoảng cách giữa chân giả có giá hàng ngàn đô và chân giả có giá phải chăng. Bên cạnh đó, nó còn giúp giải quyết thêm vấn đề ô nhiễm nhựa.

Kandan chia sẻ: "Tái chế nhựa và cung cấp chân giả với mức giá phải chăng là hai vấn đề toàn cầu lớn mà chúng ta cần phải giải quyết. Chúng tôi muốn phát triển chi giả có hiệu quả về chi phí nhưng vẫn thoải mái và bền bỉ cho các bệnh nhân bị cắt cụt chi".

Dự án trên được tài trợ từ Quỹ nghiên cứu thách thức toàn cầu (Global Challenges Research Funding). Tổ chức này có nhiệm vụ hỗ trợ các nghiên cứu tiên tiến để giải quyết các thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt.

Tiến sỹ Kandan chia sẻ: "Có rất nhiều người ở các nước đang phát triển, những người thực sự sẽ được hưởng lợi từ các chi nhân tạo chất lượng thực sự sẽ được hưởng lợi từ các chi nhân tạo chất lượng nhưng không may, họ không có đủ tiền để mua chúng. Mục đích của dự án này nhằm xác định loại vật liệu rẻ hơn để giúp đỡ những người như vậy và chúng tôi đã làm được".

Hiện tiến sỹ Kandan đang hợp tác với tổ chức Bhagwan Mahaveer Viklang Sahavata Samiti (Ấn Độ). Đây là tổ chức lớn nhất thế giới về phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Cùng với đó là các cộng sự tại Đại học Southampton và Đại học Strathclyde.

Hai trong số những chiếc chân giả đầu tiên đã được mang tới Ấn Độ để thử nghiệm trên hai bệnh nhân. Một người bị cắt cụt chân trên đầu gối và một người bị cắt cụt chân dưới đầu gối.

Các nhà khoa học đã có thể biến chai nhựa thành tay chân giả vừa nhẹ vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường - Ảnh 2.

Cả hai bệnh nhân đều tỏ ra rất vui mừng và thực sự ấn tượng với chiếc chân giả mới. Họ cho biết, nó khá nhẹ và dễ dàng đi lại. Bên cạnh đó, nó cũng rất thoáng và cho phép không khí có thể lưu chuyển liên tục, những đặc tính rất hoàn hảo để đối phó với khí hậu nóng ở Ấn Độ.

Tiến sỹ Kandan đang tìm cách mở rộng quy mô nghiên cứu với việc sớm thử nghiệm chân giả trên nhiều người ở các quốc gia khác nhau để có thể điều chỉnh kích thước, đặc tính của chân giả sao cho phù hợp với bệnh nhân ở mỗi khu vực địa lý.

Thậm chí trong tương lai, Kandan còn muốn chế tạo ra những chiếc chi giả dành cho nhiều đối tượng bệnh nhân bị cắt cụt chi khác nhau.

Theo một ước tính, có hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đã bị cắt cụt chi. Bệnh tiểu đường và tai nạn giao thông là hai trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân bị cắt cụt chi và điều đáng buồn là số ca bệnh bị cắt cụt chi đang không ngừng tăng.

Trong khi đó có khoảng 1 triệu chiếc chai nhựa được mua mỗi phút nhưng lại chỉ có 7% trong số đó được tái chế và phần còn lại được đem tới các bãi rác hoặc vứt xuống đại dương.

Các nhà khoa học đã có thể biến chai nhựa thành tay chân giả vừa nhẹ vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường - Ảnh 3.

Nhận thức được vấn đề ô nhiễm nhựa và tác hại của chai nhựa, Kansai đã quyết tâm phải bằng cách nào đó tái sử dụng chúng cho một mục đích khác hữu ích hơn.

Ông hy vọng, việc sử dụng chai nhựa sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, giải quyết được vấn đề rác thải nhựa và tạo ra chân tay giả với giá phải chăng hơn cho người dân tại các quốc gia đang phát triển.

Hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới được cho đang sống với cơ thể khuyết tật và có khoảng 190 triệu người đang gặp phải những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày vì không có chân tay giả. Người ta ước tính, 80% người khuyết tật sống ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nơi có nhu cầu khá cao về chân tay giả.

Tham khảo Telegraph

Ý kiến bạn đọc 0