Có thời gian, dev nên đi phỏng vấn

0 638 2

Đừng trở thành con ếch

Chắc hẳn ai cũng biết câu chuyện "ếch ngồi đáy giếng" được nhắc nhiều lần trong sách vở và thực tế. Buồn "cười" thay, nhiều người trở thành con ếch lúc nào không biết. Biểu hiện của việc này là:

- Chuyển việc "quát" lương rất mạnh

- Chuyển việc "nhỏ" lương quá nhẹ, cái này thì thiệt thân thôi?

- Tự hài lòng với bản thân, lười nhác (đối với các thành phần sống lâu lên lão làng ? ? ?)

- Làm việc với tâm thế không bằng lòng (luôn nghĩ mình lương thấp)

- Việc đọc các tin tuyển dụng sẽ giải quyết hoàn toàn các tình trạng trên.

Biết "công ty" biết "mình" trăm trận trăm thắng

Hai ví dụ thực tế về lợi ích của việc theo dõi tin tuyển dụng

Các công ty có thể "xàm" về rất nhiều thứ họ có nhưng có một thứ không bao giờ có thể "xàm". Đó là tin tuyển dụng theo thời gian. Nếu bạn chỉ đọc tin tuyển dụng tại thời điểm bạn nghỉ việc, điều đó thật đáng buồn vì bạn chỉ biết một góc rất nhỏ của công ty. Tôi có hai ví dụ:

Công ty X tháng nào cũng reset tin tuyển dụng, nội dung không thay đổi, lương cao hơn thị trường khá nhiều (X không tiện nói, lên smartjob sẽ thấy?). Đây là công ty outsource nên tôi cho rằng họ có quá nhiều dự án. Nhưng điều này lại phi logic, vì không thể cứ giữ mãi một nội dung, một stack công nghệ được. Vậy làm sao để biết? Tôi làm quen với một bạn dev bên công ty đó và hỏi. Câu trả lời của bạn đó khiến tôi ngã ngửa.

Công ty tuyển nhanh với lương cao để chạy dự án. Nhưng thường hết dự án chúng nó đều nghỉ hết vì OT chạy dự án nhiều quá, không chịu được nhiệt.

Công ty Y tự nhiên xuất hiện trên smartjob, đăng một tin xong không thấy đăng nữa, vài tháng sau mới thấy. Đây là công ty product, company size 50 nên dễ dàng đoán được theo logic là họ tuyển số lượng nhỏ do bù lại số người nghỉ hoặc gọi được vốn nên muốn scale, sau vài tháng có vài bạn nghỉ (chuyện hiển nhiên trong tuyển dụng) đăng lại tin tuyển tiếp nốt.

Những công ty này mình có nhiều đánh giá, song tất cả đều là giả định, nếu mình thực sự có ý định chuyển đến mình sẽ tìm hiểu thêm để sure các giả định:

- Nếu công ty thành lập đã lâu 1 năm thì nên tìm hiểu kỹ, nhất là công ty công nghệ với việc team size nhỏ mà thay máu thì việc maintain code là cực hình. Mình đã từng phỏng vấn ở công ty product team dev 5 nguời, sau 2 năm mới thay máu. Công nghệ PHP chưa có trình quản lý package, ít dùng thư viện bên ngoài mà "các function anh viết hết rồi, chú chỉ việc vào dùng thôi, không cần làm gì cả"?

- Nếu công ty mới thành lập hoặc không phải do thay máu thì khả năng cao mới gọi được vốn muốn scale up. Khả năng cao có tương lai ở đây?, theo kinh nghiệm xem SharkTank của mình thì hầu như gọi được vốn cái là trên SMartjob thấy tăng lương và tuyển thêm?

Sao tôi đưa ra được những điều này? Vì tôi có lịch sử tuyển dụng của một công ty thay vì một cái JD. Cái gì sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn? Bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa các JD Java? Vậy bạn chọn công ty bằng niềm tin à?

Làm công nghệ sợ nhất là outdate

Bạn có biết, nếu nghỉ việc, bạn có bao nhiêu lựa chọn và các lựa chọn khác nhau như nào, mức lương của thị trường là bao nhiêu?

Tôi vẫn thấy họ tuyển dev wordpress nhưng số lượng ít và lương khá thấp so với thị trường chung nên tôi quyết định không nhảy vào mảng này dù rất nhiều anh em kiếm tiền nghìn ở đây. Anh em nào biết tại sao thì chỉ tôi với nhé?

Tôi thấy thị trường Nodejs đang trững lại, không còn lên lương như năm ngoái nữa nhưng bù lại nhiều công ty lớn, tên tuổi tuyển hơn trước rất nhiều nên tôi vẫn dừng ở đây.

Kết luận

Việc đọc tin tuyển dụng giúp tôi có một cái nhìn overview về thị trường, giúp bản thân tôi hình thành careerpath của mình.

Ngoài ra, giúp tôi có được lịch sử tuyển dụng của một công ty giúp tôi đưa quyết định an toàn hơn về việc có làm việc tại công ty đó hay không?

Các bạn thường rút ra điều gì khi học thông tin tuyển dụng? Cùng chia sẻ nhé.

Tại phần sau, mình sẽ nói về quá trình tiếp theo của đọc tin tuyển dụng, đó là kiểm tra lại thông tin công ty và đi phỏng vấn. Các bạn đón đọc nhé?

Ý kiến bạn đọc 0