Đập Tam Hiệp bị tấn công, hai ‘lá bùa’ nào có thể bảo vệ Trung Quốc?

0 30 0

Đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới, xây dựng từ năm 1994 - 2009. Con đập này xây chắn ngang sông Dương Tử - một trong những con sông lớn nhất Trung Quốc. Con đập này được xây dựng bằng bê tông và thép với chiều cao 181m, hồ chứa rông nhất trải dài 610 km2, hơn 102.600.000 mét khối đất đã được chuyển để mở đường cho 27,2 triệu mét khối bê tông và 463.000 tấn thép đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel, công suất lắp đặt 18.2GW. theo các chuyên gia, mực nước trong đập ở mức tối đa, cao hơn mực nước biển 175m, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660km và rộng 1,12km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3km3, tổng diện tích bề mặt nước 1045km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỉ tấn. Lượng nước này lớn đến mức có thể khiến Trái Đất quay chậm lại so với bình thường. Chi phí xây dựng đập từ 22,5 - 30 tỷ đô ( khoảng 520.000 – 693.000 tỷ đồng).

Đập Tam Hiệp

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ không dám tấn công đập Tam Hiệp và tên lửa NATO không thể phá hủy nổi siêu đập này. Thực chất những lời này chỉ là dối người dối mình. Trung Quốc đã nhập tên lửa chống đạn đạo từ Nga để bảo vệ Bắc Kinh, Thượng Hải và Dự án Tam Hiệp. Nước này cũng đã phát triển tên lửa chống đạn đạo Hồng Kỳ và củng cố hệ thống tên lửa chống đạn đạo. Đây là cái gọi là “lá bùa” thứ nhất. “Lá bùa” thứ hai là một hệ thống phòng không thông thường. Hai sư đoàn không quân đã được triển khai tại Nghi Xương khi đập Cát Châu được xây dựng. Người ta nói rằng “lá bùa” này cũng bao gồm nhiều loại súng phòng không và súng máy tầm cao.

Tuy nhiên, hai “lá bùa” này dù có mạnh cỡ nào nhưng nếu dưới áp lực tấn công từ nhiều hướng hoặc sự hợp lực của nhiều thế lực tiềm năng quân sự mạnh thì có lẽ đập Tam Hiệp khó mà qua khỏi.

Ý kiến bạn đọc 0