[Forex] Bài 2: Cách vẽ 1 xu hướng đúng

0 5977 518

Để dễ dàng diễn đạt hết tất cả các ý, tôi sẽ chỉ nói về xu hướng tăng, bạn có thể suy luận ngược lại cho xu hướng giảm.

Những khái niệm cần nắm:

Xu hướng tăng: được hình thành khi có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. 

1.

Vùng điều chỉnh: vùng giá có biên trên là đỉnh gần nhất trước đó và biên dưới là đáy gần nhất trước đó. 2.

Sóng điều chỉnh: đường giá bắt nguồn từ đỉnh tiến về vùng điều chỉnh. 3.

“Lọt khe”: Sóng điều chỉnh có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh gọi là “Lọt khe”, cũng có trường hợp giá sẽ không rơi vào và không đóng cửa trong vùng điều chỉnh gọi là “Không lọt khe”. Khái niệm này rất quan trọng, nó là chìa khóa thành công của phương pháp giao dịch theo xu hướng này, bạn cần phải ghi nhớ thật kĩ. 4. 5.

Cách xác định đỉnh - đáy của 1 xu hướng tăng:

1. Cách xác định đỉnh của 1 xu hướng tăng: đỉnh mới của xu hướng tăng được hình thành trong quá trình giá phá đỉnh cũ và có giá đóng cửa cao hơn giá cao nhất của đỉnh cũ. Đỉnh mới được công nhận khi và chỉ khi xuất hiện sóng điều chỉnh và sóng điều chỉnh phải có giá đóng cửa trong vùng điều chỉnh. 

6.2. Cách xác định đáy của 1 xu hướng tăng: Đáy mới của 1 xu hướng tăng được hình thành trong quá trình sóng điều chỉnh tiến vào vùng điều chỉnh và có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh. Đáy mới (7) được công nhận khi giá phá đỉnh (6) và tiếp tục trong quá trình hình thành đỉnh mới (8), đáy mới (7) là giá thấp nhất trong khoảng thời gian từ đỉnh (6) đến đỉnh (8). 8. 9.

Hai dạng xu hướng căn bản:

1. Dạng xu hướng “Lọt khe”: dạng xu hướng kinh điển và đúng nhất, các sóng điều chỉnh có giá đóng cửa trong các vùng điều chỉnh không bỏ sót cái nào. xu hướng tăng ở dạng này sẽ bị phá khi giá phá đáy gần nhất và đóng cửa dưới đáy đó của xu hướng. Độ tin cậy và chính xác là 100%, nên nhớ chỉ là xu hướng bị phá vỡ thôi nhé, chứ không phải là đảo chiều xu hướng. 

10.

2. Dạng xu hướng “Không lọt khe”: Dạng này sẽ phức tạp hơn, vì xu hướng quá mạnh nên giá chưa kịp điều chỉnh về vùng điều chỉnh thì giá đã liên tục lập những đỉnh mới. Tuy nhiên những đỉnh mới này không phải là đỉnh của xu hướng lớn ta đã xác định ban đầu mà nó là của xu hướng nhỏ trong xu hướng lớn. Trong hình, bạn có thể thấy sau khi phá đỉnh (II), giá không quay về vùng điều chỉnh của xu hướng lớn (màu xanh biển) mà cứ liên tục hình thành những mức giá cao hơn (4, 6, 8). Giá phá ngưỡng đáy (7), xu hướng tăng nhỏ bị phá nhưng xu hướng lớn vẫn chưa bị phá và thị trường vẫn được cho là có xu hướng tăng. Dạng xu hướng này khá phức tạp, đòi hỏi trader có kinh nghiệm dày dặn và thuần thục trong việc nhìn ra và vẽ xu hướng rất chính xác. Có điều đáng lưu ý rằng, dù thế nào đi nữa thì giá luôn có thói quen và nhất định quay về vùng điều chỉnh khi thị trường có xu hướng, chỉ là ta không xác định được vào khi nào mà thôi.  11.

Hà Trí Quyền
 

Ý kiến bạn đọc 0