Khi nào cần phẫu thuật cắt tử cung?

0 57 0

Phẫu thuật cắt tử cung là gì?

Cắt tử cung là phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Tử cung là một phần cơ thể người phụ nữ, nơi thai nhi được nuôi dưỡng, phát triển và được chở che.

image article

Có bao nhiêu thủ thuật cắt bỏ tử cung?

Có 4 loại phẫu thuật chính như sau:

Cắt tử cung qua đường âm đạo: Để thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bên trong âm đạo và đưa tử cung bị cắt bỏ ra ngoài qua đường âm đạo. Cắt tử cung qua đường âm đạo không để lại sẹo nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Đôi khi bác sĩ thực hiện thủ thuật này nhưng lại sử dụng dụng nội soi cắt tử cung qua thành bụng. Việc này được gọi là “cắt tử cung qua âm đạo có sự hỗ trợ của nội soi qua thành bụng”. Bằng phương pháp này, tử cung bị cắt bỏ được đưa ra ngoài qua âm đạo.

image article

Cắt tử cung nội soi qua thành bụng – Để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ đưa một camera nhỏ và dụng cụ phẫu thuật vào bên trong thông qua đường rạch nhỏ ở bụng. Sau đó để tử cung cắt bỏ vào một cái túi và đưa ra ngoài qua một trong những đường rạch ở thành bụng hoặc qua âm đạo.

Trong phụ khoa, nội soi được áp dụng đối với nhiều loại thủ thuật mà trước đây được thực hiện bằng phương pháp mổ mở. Phẫu thuật này được thực hiện với các bệnh lý lành và ác tính. Người ta sử dụng cách mổ thường quy hay bằng rô-bốt.

So với mổ mở, mổ nội noi có những lợi ích như thời gian phẫu thuật ngắn hơn (đối với một số loại phẫu thuật), sẹo mổ nhỏ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn, giảm nguy cơ dính và tiết kiệm chi phí. Nếu so với mổ mở đối với bệnh lý phụ khoa lành tính, thì phẫu thuật nội soi qua thành bụng nguy cơ biến chứng ít hơn (như sốt, tổn thương hoặc viêm đường tiết niệu).

Phẫu thuật cắt tử cung bằng rô-bốt – Bằng cách tiếp cận nội soi, dụng cụ phẫu thuật được gắn với một rô-bốt do bác sĩ điều khiển. Đây còn đươc gọi là: “Nội soi qua thành bụng với sự hỗ trợ của rô-bốt”

Phẫu thuật cắt tử cung qua vết mổ ở bụng Để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng và đưa tử cung ra ngoài qua vết rạch. Chỉ nên thực hiện phẫu thuật này khi bệnh nhân không thể làm phẫu thuật theo phương pháp khác vì bệnh nhân sẽ hồi phục lâu hơn.

Tại sao bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung?

Phẫu thuật cắt tử cung có thể được thực hiện để điều trị:

  • Chảy máu trong ổ bụng – Một số bệnh nhân ra nhiều máu trong kỳ kinh hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân. Chảy máu có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi cho người bệnh.
  • U xơ – U xơ là những khối u cơ có hình tròn, cứng hình thành trong tử cung. Khối u này quá lớn gây chèn ép các bộ phận bên trong ổ bụng. Nó cũng có thể gây ra chảy máu bất thường.
  • Sa sinh dục – khi tử cung bị sa xuống âm đạo.
  • Ung thư hoặc bệnh lý có thể dẫn tới ung thư – Ung thư có thể ảnh hưởng tới tử cung hoặc cổ tử cung phần nằm giữa tử cung và âm đạo. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ tử cung hoặc cổ tử cung nếu thấy có dấu hiệu của ung thư.
  • Đau vùng chậu tiến triển – Một số bệnh nhân thấy đau liên tục ở vùng dưới bụng. Hiện tượng này còn gọi là “đau vùng chậu mãn tính”. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể giúp bệnh nhân hết đau.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn cắt bỏ tử cung?

Nhiều bệnh lý có thể điều trị bằng phương pháp khác thay thế cắt bỏ tử cung. Nếu bạn không muốn làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc điều dưỡng về lựa chọn điều trị khác. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi thêm về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không làm phẫu thuật cắt tử cung.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vẫn muốn có thai?

Sau khi cắt bỏ tử cung, bạn sẽ không thể mang thai được nữa. Thật không may, nếu bạn bị ung thư hoặc một bệnh cảnh nguy hiểm khác, bạn có thể không tránh được phẫu thuật cắt tử cung. Nếu bạn muốn có con, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc điều dưỡng về lựa chọn của bạn.

Chỉ duy nhất tử cung bị cắt đi trong phẫu thuật cắt bỏ tử cung?

Điều đó phụ thuộc vào bạn muốn gì và tại sao phải cắt tử cung. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ:

- Cổ tử cung – Với phương pháp phẫu thuật qua đường âm đạo, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả cổ tử cung. Đối với mổ mở hoặc nội soi qua thành bụng thì có thể cần hoặc không cần cắt cổ tử cung. Người ta gọi phẫu thuật cắt tử cung và cổ tử cung là cắt tử cung toàn phần. Trường hợp cắt tử cung và giữ lại cổ tử cung, được gọi là cắt tử cung bán phần.

- Buồng trứng và ống dẫn trứng – Buồng trứng là bộ phận sản xuất trứng (để tạo em bé) và hóc môn nữ, gồm estrogen và progesterone. Ống dẫn trứng đón bắt trứng từ buồng trứng và vận chuyển đến tử cung. Hóc môn được tiết ra từ buồng trứng giữ cho xương khỏe mạnh và quan trọng với mọi mặt của cuộc sống. Phụ nữ cắt bỏ buồng trứng đôi khi phải  dùng hóc môn thay thế.

image article

Nếu bạn cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì hãy hỏi bác sĩ xem bác sĩ có kế hoạch cắt cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng không. Điều này rất quan trong vì người phụ nữ cắt cả cổ tử cung có nhu cầu chăm sóc y tế nhiều hơn người không cắt cổ tử cung. Cũng như vậy,  phụ nữ không có buồng trứng đôi khi cần phải dùng thuốc khác để hỗ trợ.

Tôi có nên cắt buồng trứng và ống dẫn trứng khi cắt tử cung không?

Có thể rất khó quyết định cắt hay không cắt buồng trứng. Bạn sẽ cần nghĩ đến các yếu tố như tuổi của bạn, và ảnh hưởng của việc không có buồng trứng đối với bạn.

Ở phụ nữ chưa mãn kinh, cắt buồng trứng có thể gây ra tình trạng bốc hỏa, loãng xương và giảm hứng thú tình dục. Do đó, phụ nữ chưa mãn kinh không nên cắt buồng trứng trong trường hợp u lành tính. Cắt tử cung mà không cắt buồng trứng không ảnh hưởng đến hóc-môn và đời sống tính dục của người phụ nữ.

Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh thì cắt buồng trứng có thể làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa rõ ràng. Mặt khác, những phụ nữ đang có vấn đề về sức khỏe mà tình trạng nặng hơn trong chu kỳ kinh thì lại cảm thấy tốt hơn nếu không có buồng trứng. Thêm vào đó, một số trường hợp hiếm gặp, buồng trứng có thể phát triển thành ung thư, do vậy họ có thể phải chọn cắt bỏ buồng trứng. Trước khi phẫu thuật, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về những mặt ưu và nhược điểm khi cắt bỏ buồng trứng.

Nếu người bệnh không có ý định mang thai thì ống dẫn trứng cũng không cần thiết. Bác sĩ có thể cắt ống dẫn trứng khi cắt tử cung, thậm chí ngay cả khi giữ lại buồng trứng. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ mắc một loại ung thư hiếm gặp bắt nguồn từ ống dẫn trứng.

Cuộc sống của tôi sẽ như thế nào?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ vẫn hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn sau cắt tử cung. Nhiều phụ nữ cảm thấy tốt hơn sau khi phẫu thuật bởi vì họ không còn gặp phải những triệu chứng phiền toái trước đó.

Ý kiến bạn đọc 0