Mâm cúng hoá vàng đầy đủ nhiều nhà tham khảo

0 5654 532

Theo nghệ nhân Phạm Thị Ánh Tuyết, trong suốt 3 ngày Tết, đèn hương trên bàn thờ không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng tổ tiên như mâm ngũ quả, bánh kẹo phải đợi đến ngày ‘hoá vàng’ mới được hạ xuống.

Thông thường ngày hóa vàng sẽ diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 âm lịch.

Mâm cúng hoá vàng đầy đủ nhiều nhà tham khảo

Mâm cỗ hoá vàng cơ bản có đầy đủ ‘giò – nem – ninh – mọc’ cùng với bánh chưng, gà luộc, xôi.

Gà luộc trong mâm hoá vàng phải là gà trống to, chắc, có đôi chân đẹp.

Sau 3 ngày ăn nhiều đồ nếp và thịt, trong mâm cúng hoá vàng, các bà nội trợ thường làm thêm các món chống ngấy như: dưa hành, nộm, các món cuốn, canh cá… tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình.

Lễ vật dâng cúng hoá vàng gồm có: hương, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo.

 

Sau khi cúng xong, gia chủ có thể đốt vàng mã. Nhiều người cho rằng càng đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên. 

Về điều này, GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho rằng cách hiểu như vậy là hoàn toàn sai.

Vàng mã chỉ nên mua ở mức tượng trưng. Việc đốt quá nhiều vàng mã không chỉ gây lãng phí tiền của một cách không cần thiết, mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường. 

Khi hóa vàng, gia chủ phải hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn.

Đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng. 

Sau khi đốt vàng mã, con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, kết thúc những ngày Tết và bắt đầu trở lại với công việc.

Đăng Dương

Ý kiến bạn đọc 0

Đọc thêm