Nguồn gốc, ý nghĩa lễ cúng hóa vàng, cách hóa vàng, đốt vàng mã đúng nhất ngày mùng 3 Tết

0 9450 935

Lễ cúng hóa vàng là gì?

Người Việt Nam thường cúng giao thừa để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết và lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 để tiễn ông bà tổ tiên hay còn gọi là lễ hóa vàng hay tiễn ông vải.

Theo cuốn Nghi lễ vòng đời người của nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường, viết: "Lễ Hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi. Có gia đình cúng ngày mồng 3, có khi mồng 4. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong 3 ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hóa riêng.

Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỷ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết".

Cách thức làm lễ hóa vàng

Theo một số chuyên gia văn hóa, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật.

Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám. Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng.

Việc hoá vàng Tết Canh Tý 2020 nên được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Các chuyên gia nhắc nhở, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ cúng hóa vàng, cách hóa vàng, đốt vàng mã đúng nhất ngày mùng 3 Tết
Lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 để tiễn ông bà tổ tiên hay còn gọi là lễ hóa vàng hay tiễn ông vải.

Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.

Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Mâm cúng hóa vàng ngày Tết

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo những món lễ dưới đây:

+ Một mâm cỗ mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…

+ Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít

+ Mâm ngũ quả

+ Hoa tươi

+ Hương

+ Bánh kẹo

+ Trầu cau, thuốc lá

+ 2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Bạn có thể cúng hóa vàng ngày Tết với cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống. Cỗ với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm để cúng hóa vàng tiễn tổ tiên sau 3 ngày Tết.

Theo Phong Linh (Nguoiduatin.vn)

Ý kiến bạn đọc 0