Niềng răng bị hóp má: Giải mã 4 nguyên nhân chính gây hóp má khi niềng

0 6007 578

Chào Gia H, bác sĩ nha khoa Up Dental chia sẻ với Gia H với những khó khăn và cảm giác tự ti vì hàm răng nhiều khuyết điểm. Về thắc mắc “niềng răng có bị hóp má” của Gia H, bác sĩ khẳng định với em như sau: Niềng răng không gây hóp má, tình trạng bị hóp má, hóp mặt khi niềng răng là trường hợp hiếm gặp và có thể do nhiều nguyên nhân.

image article

Hiểu đúng về tình trạng hóp má trong thời gian niềng răng

Tình trạng niềng răng bị hóp má, hóp mặt là trường hợp hiếm gặp trong khi chỉnh nha. Trong một số trường hợp, hiện tượng má bị hóp vào và ít căng đầy như trước thường sẽ không diễn ra trong thời gian quá dài. Tình trạng này sẽ hết sau khi chế độ ăn uống của bạn trở lại bình thường.

Rất nhiều bạn chia sẻ với bác sĩ sau khi kết thúc niềng răng thấy khuôn mặt trông thon gọn, má không còn căng phồng, mập mạp như trước mà trở nên cân xứng và khả ái hơn. Đó là những hiệu quả tích cực của niềng răng, nó giúp thay đổi khuôn mặt theo hướng hài hòa hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những trường hợp trong thời gian đeo niềng, bạn tự thấy khuôn mặt mình bị hóp vào, phần má không còn phúng phính như trước đó thì cho rằng mình bị hóp má khi niềng răng.

Thực ra, về nguyên tắc niềng răng không gây ra hóp má. Tình trạng má bị lõm vào, gương mặt trông hốc hác có thể do nhiều nguyên nhân như: Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, mất răng lâu ngày, kỹ thuật chỉnh răng không đúng…

Một số nguyên nhân gây hóp má khi niềng răng

Hóp má do mất răng nhiều và lâu ngày

Má được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm và các loại cơ như cơ cắn, cơ gò má… Trong trường hợp bị mất răng nhiều và lâu ngày, đặc biệt là những răng hàm lớn nằm ở phía trong có thể dẫn đến bị tiêu xương ổ răng. Khi ấy, má không còn răng và xương hàm nâng đỡ sẽ bị chùng xuống dẫn đến tình trạng hóp má, gương mặt nhìn như bị lõm xuống, gầy gò và không còn đầy đặn như trước.

Tuy nhiên một điều quan trọng, bác sĩ cũng nhấn mạnh với bạn là việc hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn bị mất nhiều răng hàm và lâu ngày mà thôi.

Nhiều người khi đọc được kiến thức này thì quy chụp niềng răng sẽ bị hóp má vì phần lớn những trường hợp niềng răng đều cần nhổ răng, mà nhổ răng thì sẽ bị hóp má. Điều này hoàn toàn không chính xác!

image article

Niềng răng đúng cách không gây tình trạng hóp má (ảnh minh họa)

Niềng răng được hiểu là quá trình sử dụng lực kéo của dây cung và các khí cụ di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình này diễn ra đồng thời hai hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương. Khi nhổ răng, vị trí đó sẽ bị tiêu xương, nhưng đồng thời trong quá trình chỉnh nha những chiếc răng khác sẽ di chuyển đến vị trí khoảng trống nhổ răng và sẽ có hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới. Cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương này luôn đảm bảo cho răng di chuyển nhưng vẫn nằm trong ổ răng. Vị trí nhổ răng sẽ được lấp đầy sau khi hoàn tất chỉnh nha nên hiện tượng hóp má do nhổ răng để niềng là hoàn toàn không xảy ra.

Do đó, bạn không cần quá lo lắng về việc nhổ răng khi niềng sẽ bị hóp má, theo nguyên tắc thì điều này là không thể xảy ra, trừ những trường hợp bạn tin nhầm nha khoa không uy tín, bác sĩ không chuyên sâu về niềng răng có thể cùng một lúc nhổ quá nhiều răng của bạn.

Hóp má do nguyên nhân dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng cũng là điều cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chỉnh nha, ăn uống không đủ chất, stress, lo lắng quá mức cũng có thể dẫn đến hóp má, giảm lượng tích trữ mỡ ở vùng má, làm gương mặt trông gầy gò, hốc hác.

Bạn biết không chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên kiêng khem là “kẻ đối đầu” nguy hiểm nhất không chỉ với sức khỏe mà còn sắc vóc và đặc biệt là gương mặt. Trong thời gian chỉnh nha, bạn có thể nghe lời khuyên từ bác sĩ như: Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai để hạn chế đau nhức hay bung súc mắc cài… Lời khuyên này là vì tốt cho bạn nhưng không đồng nghĩa với việc bác sĩ “cấm” bạn ăn uống bình thường. Xem thêm thực đơn cho người niềng răng để không bị hóp má tại đây.

image article

Trong những thời gian đặc biệt như mới nhổ răng, mới gắn mắc cài. Những khí cụ lạ lẫm có thể làm bạn thấy cộm, chưa quen, khó chịu. Vì thế bác sĩ thường khuyên bạn ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai để cơ thể thích nghi dần với mắc cài, hạn chế những va chạm khi nhai vào chỗ nhổ răng hay cọ xát má, môi với khí cụ gây đau nhức.

Sau khi đã “thích nghi” với việc đeo mắc cài, bạn có thể ăn uống bình thường. Chỉ cần chú ý cắt nhỏ thức ăn để hạn chế dùng lực quá mạnh ảnh hưởng đến mắc cài và hiệu quả chỉnh nha mà thôi. Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn bổ sung năng lượng để thích nghi tốt với quá trình chỉnh nha mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế những nguy cơ hóp má, gầy gò.

Hóp má do thói quen ăn nhai

Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng má bị hóp có thể do thói quen ăn nhai trong quá trình chỉnh nha. Như đã nói, một trong những thành phần giúp má đầy đặn hơn đó chính là hệ thống các cơ như: Cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé... giúp nâng đỡ phần má đầy đặn hơn.

Khi chỉnh nha, bạn có thể thường ăn những thức ăn mềm, lực nhai ít hơn bình thường. Hệ thống cơ làm đầy má cũng tương tự như những bộ phận khác của cơ thể. Khi bạn hoạt động nhiều, ăn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ tốt hơn. Nhưng ngược lại, nếu bạn lười hoặc ít ăn nhai, các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng hóp má. Chính vì thế, thời gian đầu niềng răng bạn có thể ăn thức ăn mềm, ít nhai để hạn chế đau nhức nhưng sau đó, khi đã quen với mắc cài, bạn có thể ăn nhai bình thường, chú ý nhai đều cả hai bên để tránh những nguy cơ bị hóp má không mong muốn.

Bên cạnh đó, trong thời gian niềng răng bị hóp má có thể do thức khuya, mất ngủ, bị stress hoặc tâm lý lo lắng quá mức ảnh hưởng đến thần thái, gương mặt trông gầy gò hơn.

Hóp má do kỹ thuật chỉnh nha không đúng

Lời đồn niềng răng bị hóp má thực ra cũng không phải vô lý. Trong một số trường hợp chỉnh nha trước đây, kỹ thuật chỉnh nha còn hạn chế, sử dụng khí cụ còn thô sơ… khi bắt đầu chỉnh nha, bác sĩ dùng dây cung to, lực chỉnh nha mạnh và đột ngột. Điều này không chỉ gây đau đớn cho người niềng mà còn dễ dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay, mất răng và hóp má. Tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại, ở những nha khoa không uy tín, cho được cấp phép hoạt động hoặc không đủ điều kiện về bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, trang thiết bị chuyên dụng.

Do đó, lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn là nếu bị các vấn đề về răng nên tìm đến địa chỉ uy tín, chuyên sâu về niềng răng, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về niềng răng, có giấy phép hành nghề chỉnh nha cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác và điều trị niềng răng hiệu quả.

image article

Biện pháp khắc phục hóp má khi niềng răng

Hóp má tuy là một hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn cần được quan tâm phòng ngừa để đảm bảo một kết quả tốt đẹp và hài lòng sau niềng răng.

Một số giải pháp phòng ngừa tình trạng hóp má sau niềng răng, bác sĩ gợi ý cho bạn như sau:

- Tìm một nha khoa uy tín, chuyên sâu về niềng răng để đảm bảo an toàn và kết quả tốt đẹp sau niềng răng, ngăn ngừa những nguy cơ bị hóp má khi niềng.

- Xem xét kỹ phác đồ điều trị, hợp đồng niềng răng và những cam kết trước khi bắt đầu hành trình niềng răng.

- Chú ý vấn đề dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ chất, bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không nên quá lo lắng, stress... giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa những nguy cơ hóp má do thiếu chất dinh dưỡng!

Trên đây là một số nguyên nhân và biện pháp được bác sĩ nha khoa Up Dental gợi ý cho những bạn đang lo lắng niềng răng bị hóp má. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn hãy thử quét mã QR dưới đây để xem video review niềng răng của hàng trăm khách hàng thành công sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười rạng rỡ.

image article

image article

Up Dental - Nha khoa chuyên niềng răng (Giấy phép hoạt động số 05047/SYT - GPHĐ

Địa chỉ: Số 2 đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0981.805.250 – 0902.657.078

Website: https://updental.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/

Cộng đồng niềng răng:

https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/

Comentarios 0