Thượng tướng Nguyễn Văn Thành ra cuốn sách "Xây dựng và phát triển thành phố thông minh"

0 254 1

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành ra cuốn sách "Xây dựng và phát triển thành phố thông minh đảm bảo các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư"

PGS.TS, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành vừa hoàn tất đề tài nghiên cứu khoa học của ông với nội dung nêu trên qua cuốn sách "Xây dựng và phát triển thành phố thông minh đảm bảo các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

Cuốn sách nhằm trả lời câu hỏi thành phố thông minh là gì? Tại sao phải xây dựng thành phố thông minh cho các đô thị trong thời đại thế giới chuyển đổi mạnh mẽ với sự bùng nổ nhanh chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Nội hàm thành phố thông minh gồm những gì công cụ các chỉ số thích ứng để quản lý đánh giá thành phố thông minh trên bình diện quốc tế?

Cuốn sách ra mắt độc giả trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xu hướng phát triển các mô hình thành phố của xã hội loài người xây dựng và phát triển thành phố thông minh là xu hướng phát triển thất yếu, là một trong 15 lĩnh vực cốt lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng và phát triển thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công cụ phương tiện để đạt tới mục tiêu xây dựng thành phố đáng sống, thành phố có giá trị, thành phố có sức sống, có khả năng phục hồi, có sức cạnh tranh và đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố trở thành thành phố có giá trị, có sức sống có sức mạnh và khả năng tự phục hồi sau các thảm họa và khủng hoảng duy trì phát triển bền vững, đạt 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc đến năm 2030. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành phố thông minh sẽ là phương tiện để đạt tới các mục tiêu tốt đẹp cho các đô thị và cư dân của mình.

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành kỳ vọng: "Cuốn sách sẽ góp phần định hướng và xác lập phương pháp tiếp cận để các thành phố, đô thị có được phương hướng rõ hơn trong lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển smart city phục vụ cộng đồng".

Cuốn sách đề cập đến những kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá của các đồng nghiệp trên thế giới và kết quả triển khai xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam được tác giả nghiên cứu áp dụng trên thực tế cũng được trình bày ví dụ minh họa tại Hải Phòng, Cần Thơ và Bắc Ninh. Bản thân các nhà lãnh đạo thành phố đã nhận thấy mô hình phát triển hiện nay đang tụt hậu với những thách thức và kỳ vọng của xã hội hiện đại, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi cuộc cách mạng xã hội cùng song hành.

Như vậy làm thế nào chúng ta có thể xây dựng thành phố thông minh thích ứng với những biến động đó? Với cơ hội phát triển và thử nghiệm phương pháp tư duy thống, phân tích SWOT, xây dựng và đưa vào thực tiễn trong mô hình thành phố thông minh cho một số địa phương với những đặc trưng khác biệt như: thành phố cảng - đô thị lớn, thành phố đồng bằng vùng trũng với lưu vực sông và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đô thị trung du vùng thủ đô.

Cuốn sách góp phần xây định hướng và xác lập phương pháp tiếp cận để các thành phố đô thị để có được phương hướng rõ hơn trong lộ trình trình đầu tư xây dựng và phát triển thành phố thông minh phục vụ cộng đồng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành kỳ vọng: "Cuốn sách sẽ góp phần định hướng và xác lập phương pháp tiếp cận để các thành phố, đô thị có được phương hướng rõ hơn trong lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển smart city phục vụ cộng đồng".

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an ủy quyền phát hành cuốn sách "Xây dựng và phát triển thành phố thông minh đảm bảo các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" cho Báo Xây dựng.

Trong khi đó, với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học của ngành Xây dựng, TS. Phạm Gia Yên, Nguyên Chánh Thanh ra Bộ Xây dựng khẳng định, cuốn sách “Xây dựng thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư” của PGS.TS. Nguyễn Văn Thành là nguồn tài liệu quý để lãnh đạo các thành phố, nhà quy hoạch, quản lý, nhà chuyên môn, nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu, tham khảo và khai thác hiệu quả các mặt tích cực của mô hình thành phố thông minh, nhằm xây dựng một thành phố an toàn, thân thiện dưới sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông minh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, an toàn và an ninh của Thế kỷ 21 - Thời kỳ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

Cuốn sách được viết với câu trúc đơn giản, chia làm 3 phần: CMCN 4.0 – bối cảnh, đặc điểm, tác động, cơ hội và thách thức (I); Xây dựng và phát triển thành phố thông minh (II); Gợi ý xây dựng và phát triển thành phố thông minh tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam (III).

Tại phần I, nhóm tác giả tập trung giới thiệu về lịch sử phát triển của các cuộc CMCN, 15 lĩnh vực chủ đạo của cuộc CMCN 4.0. Ở phần này, nhóm tác giả cũng đề cập tới cơ hội, nguy cơ, đồng thời chỉ rõ những tác động của CMCN 4.0 đối với kinh tế, xã hội nói chung và tác động tới năng suất lao động, việc làm, doanh nghiệp, nhà sản xuất, người tiêu dùng… Trong đó, đề cập tới Chiến lược và chính sách cụ thể của một số nước trước tác động của CMCN 4.0 như: Mỹ, Đức, Trung Quốc và một số nước khác.

Tại phần này smart city được nhấn mạnh là một lĩnh vực cốt lõi của CMCN 4.0, là nhu cầu tất yếu của chiến lược phát triển đô thị, chúng ta cần phải loại bỏ những rào cản lớn, thay thế phần mềm đã chết (Dead software, Zombie software).

Tại phần II của cuốn sách, bên cạnh việc đề cập tới xu hướng phát triển, khái niệm smart city, lợi ích của việc xây dựng smart city, nhóm tác giả cũng đề cập tới 6 thách thức tương lai của các thành phố…

Với Kết quả khảo sát thực trạng triển khai xây dựng thành phố thông minh trên thế giới, nhóm tác giả đã chỉ ra nguồn lực mà các thành phố dựa vào để đầu tư cho xây dựng smart city. Cụ thể, có 57% các thành phố trên thế giới dựa vào tài trợ từ cấp chính quyền cao hơn; ở Mỹ và Canada là 35%.

Hợp tác công tư (PPP) là nguồn tài chính tiếp theo lớn nhất, chiếm hơn 1/3 các dự án trên toàn thế giới. Khoảng 13% các thành phố trên toàn thế giới nói rằng, các tiện ích của họ giúp trả tiền cho các dự án, gấp 6 lần ở Mỹ và Canada.

Ở phần II của cuốn sách, nhóm tác giả đã chỉ rõ các dự án smart city nào đang hoạt động, đồng thời đề cập tới kinh nghiệm xây dựng smat city tại một số quốc gia trên thế giới: Nhật Bản, Ấn Độ. Trong đó, có phân tích các chỉ số cụ thể: cấp nước và vệ sinh, môi trường, viễn thông và công nghệ thông tin thông minh, an ninh, an toàn, giao thông, năng lượng…

Đặc biệt, ở cuối của phần II cuốn sách, nhóm tác giả đã tập trung giới thiệu các nội dung thiết thực như: xây dựng bộ chỉ số smart city căn cứ trên các chỉ số về an ninh, an sinh, an toàn. Đồng thời đề cập tới: định hướng xây dựng smart city, chiến lược xây dựng smart city, nguyên tắc quy hoạch để định hướng, quản lý smart city.

Tại phần III của cuốn sách, nhóm tác giả đã giới thiệu cụ thể về thành phố Hải Phòng. Trong đó có phân tích cụ thể theo cấu trúc Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức (SWOT), đồng thời xác định mô hình thành phố Hải Phòng thông minh thích ứng, lộ trình xây dựng smart city tại Hải Phòng...

Cũng tại phần III của cuốn sách này, nhóm tác giả đã gợi ý mô hình đô thị thông minh cho Tỉnh Bắc Ninh, Cần Thơ.

Thực tế, để xây dựng và phát triển được một thành phố thông minh, cần phải giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế, kết cấu hạ tầng, an sinh và ổn định xã hội... trên cơ sở tập trung xây dựng chính quyền thông minh, giao thông thông minh, kinh tế thông minh, cuộc sống thông minh, con người thông minh và môi trường thông minh.

Ngoài ra, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh (smart city) cũng sẽ là tiền đề giải quyết các vấn đề tồn tại lâu nay ở các đô thị lớn như: Tắc nghẽn giao thông, ngập lụt, quản lý rác thải và chất lượng không khí, minh bạch hóa thị trường bất động sản...

Tuy nhiên, với góc nhìn từ phía an ninh, việc dụng công nghệ để xây dựng, phát triển và quản trị thành phố thông minh sẽ mang đến thách thức trong việc quản trị rủi ro về bảo mật. Trong đó, vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng và những rủi ro có thể xảy ra như: (i) sự cố làm tê liệt các hệ thống cảm biến hoặc đưa ra những thông tin không chính xác nhất là những vấn đề về báo cháy, tín hiệu giao thông, làm thủ tục ở sân bay...; (ii) việc xâm phạm quyền tự do cá nhân do hệ thống cảm biến được lắp đặt ở mọi nơi để kiểm soát mọi hoạt động trong thành phố; (iii) hiện tượng rò rỉ các thông tin cá nhân, gia đình và các tổ chức (phục vụ cho các hoạt động dân sinh như an ninh, thuế, việc làm, cư trú...) do lỗi kỹ thuật... Vì vậy, những yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn là những thông tin rất hữu ích cho các cấp chính quyền thành phố, các chuyên gia công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng thành phố thông minh.

Ý kiến bạn đọc 0