Tôn miếu, xã tắc của Nhà Trần là ở Thái Bình

0 1050 1

Đền Trần Nam Định, Đền Trần Thái Bình đâu là gốc? Trong dịp về thăm đền Trần Thái Bình vào đầu xuân Kỷ Hợi năm 2019, tôi được nghe một hướng dẫn viên thuộc ban quản lý di tích đền Trần Thái Bình giới thiệu với du khách về  Lăng mộ, Đền thờ  và Lễ hội Đền Trần, Thái Bình. Bài giới thiệu khoảng 15 phút được tôi quay lại dưới đây sẽ cho người nghe cái nhìn tổng quan về di tích đền Trần Thái Bình, qua sau đó sẽ giúp du khách hiểu thêm về sự khác biệt cơ bản giữa đền Trần Thái Bình và đền Trần Nam Định. Đoạn trích sau đây được ghi lại từ lời giới thiệu của Ban tổ chức lễ hội đền Trần Thái Bình.

Lịch sử rực rỡ của nhà Trần, tất nhiên có bàn tay sắp xếp của chiến lược gia Trần Thủ Độ, lúc đó đang là quan Điện tiền chỉ huy sứ thời vua Lý Cao Tông, và mẹ đẻ của vua Lý Chiêu Hoàng, đồng thời cũng là cô ruột của Trần Cảnh, đang là nhiếp chính hoàng hậu cuối cùng của triều Lý.

Ở phía trước gọi là tiền tam thái, hậu thất tinh. Phía trước cổng đền, ta nhìn thấy có 3 gò đất, chính là 3 ngôi mộ của 3 vị vua đầu nhà Trần. Ngôi đầu tiên là ngôi mộ của Trần Thái Tông, tên thật là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, em trai của Trần Liễu (Trần Liễu là bố của Trần Quốc Tuấn). Trần Cảnh lấy vua Lý Chiêu Hoàng năm 1225, năm ấy mới có 8 tuổi, Lý Chiêu Hoàng là 7 tuổi. Vào ngày 12/12/1225 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và trở thành Hoàng hậu đầu tiên của Triều Trần. Gò đất thứ 2 ở giữa là ngôi của mộ của Trần Thánh Tông, tên thật là Trần Hoảng, là con trai trưởng của Thái Tông (Trần Cảnh), là vua thứ 2 của nhà Trần. Riêng vua này là vị vua duy nhất tham gia cả 3 cuộc chiến chống quân Nguyên Mông. Trong trận chiến với quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Hoảng mới 17 tuổi, theo cha là Trần Cảnh đi đánh giạc và đánh suốt đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3. Bên đây, giáp sống Thái Sư, sông do Trần Thủ Độ cho đào để bảo vệ tôn thất nhà Trần là mộ của vị vua thứ 3 Trần Nhân Tông, tên thật là Trần Khâm. Tại sao ông ấy lại có mộ ở đây? Khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, lên Yên Tử tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm, là đạo Phật của ta bây giờ. Trước khi mất, ông có di chúc lại là hỏa thiêu theo đạo Phật và dặn lấy phần xá lị sau khi hỏa thiêu để ở 3 nơi, là 3 đỉnh của tam giác quân sự, chính trị. Một, là hang Ngọa Vân, Yên Tử để xây lăng, một phần xá lị mang về Thái Bình chôn cùng với cha của ông, còn một phần nữa mang về để ở tầng thứ 11 của tháp 13 tầng tại chùa Phổ Minh, Nam Định. Đó là 3 ngôi mộ của 3 vua đời Trần và cũng chỉ 3 ngôi này là 3 ông vua tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, còn những vị vua đời sau thì các vua chỉ có tham gia đánh quân Chiêm Thành và đánh Tống (có tổng 14 đời vua trị vì trong thời gian 175 năm).

Ở bốn xung quanh làng còn có 7 ngôi thất tinh nữa, đều là những ngôi mộ tổ của nhà Trần được đặt tại đây, được cụ Trần Kinh đưa từ Tức Mặc, Nam Định sang đây năm 1133. Kinh sinh Hấp, Hấp sinh Lý, Lý sinh Thừa, Thừa sinh Cảnh đều được an táng tại mảnh đất này.  Các vị hoàng tộc, công công chúa đầu triều Trần, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung là có mộ cách đây khoảng 2 cây số, nhưng trong cung cấm vẫn thờ, được liệt vào liệt tổ liệt tông.

Vào cuối thế kỷ thứ XII đầu thế kỷ XIII, cụ tổ Trần Kinh làm nghề chài lưới và ngụ cư ở An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh (bấy giờ là có 8 ngôi mộ thôi).Nghề chài lưới thì nay đây mai đó, sau cụ có xuôi về ngã 3 sông Luộc, sông Hồng này thấy có cái bãi nổi giữa sông, 3 tỉnh chung gồm Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nam, cho nên người ta gọi con gà gáy, 3 tỉnh nghe tiếng chính là ở chỗ đó, chỗ đó gọi là Phố Hiến đó), sau cụ lại xuôi qua vùng đất này xuống tới Nam Định. Cụ ấy lên hương Tức Mặc ở Nam Định lấy người con gái ở hương ấy rồi sinh ra Trần Hấp, sau đó cụ ông chết ở Tức Mặc, Nam Định. Trần Hấp là con cụ tổ Trần Kinh lớn lên vẫn theo nghề cha đánh cá từ Tức Mặc về ngã 3 sông Luộc, sông Hồng đây. Vào thời vua Lý Thần Tông, khoảng năm 1133, có một thầy địa lý người tỉnh Bắc Ninh, thầy địa lý này rất giỏi về thiên văn, địa lý, chuyên môn đi đặt mộ cho thiên hạ.

Thầy đi qua vùng đất này, phát hiện phía Bắc của cái làng này có 1 cái gò, gọi là gò hỏa tinh chính là cái huyệt đế vương. Thầy xem tướng đất và thốt lên rằng: “đây không phải là nơi hoang địa, nếu ai táng mộ tổ và cái gò mả tinh, cái huyệt đế vương này, thì đời sau dòng họ ấy sẽ có người con gái tài sắc lấy được thiên hạ”. (Về sau, người con gái của dòng họ Trần chính là bà Trần Thị Dung, con gái của Trần Lý, em gái của Thái Tổ Trần Thừa). Không may cho thầy địa lý, sau đó bị người ta hại, chính Trần Hấp đang neo đậu thuyền đánh cá ở giữa sông (bên kia là Lý Nhân, cách đây 01 km) nghe tiếng kêu cứu và đã cứu sống thầy địa lý này. Ơn cứu mạng đó, thầy địa lý không biết lấy gì đền ơn cho người đã cứu sống mình, thì khuyên Trần Hấp: “nếu có hài cốt của cha thì đem sang đây, tôi táng vào cái huyện đế vương này, thì đời sau dòng họ nhà ông sẽ lấy được ngôi báu”.

Thấy thầy địa lý nói như vậy, Trần Hấp mới nhận lời, theo sự hướng dẫn của thầy địa lý, Trần Hấp chọn ngày Tân Dậu, tháng Đinh Tỵ, năm Quý Sửu (1133) về Nam Định đưa hài cốt của cha sang đây để thầy địa lý táng vào cái huyện đế vương  này. Sau khi chuyển mộ cha sang, Trần Hấp về Tức Mặc, Nam Định chuyển hết gia đình sang đây. 28 năm sau Trần Hấp lấy vợ sinh ra Trần Lý và bố Trần Thủ Độ. Bố của Trần Thủ Độ (là em trai Trần Lý) mất sớm, nên Trần Thủ Độ được bác ruột là Trần Lý nuôi dạy cho ăn học như con cái trong gia đình, sau này tiến cử vào làm quan trong  triều vua Lý Cao Tông. Trần Lý lớn lên trên mảnh đất này, nhưng khi trưởng thành không ở đây, ông ngược về hướng bắc của cái làng này, cách đây khoảng 4 km, (bên phải cầu Triều Dương, đường đi sang thành phố Hưng Yên) bên bờ sông Luộc thuộc nay là thôn Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, ngày xưa gọi là Lưu Gia, mà Trần Quang Khải có bài thơ viết Trở về quê mẹ rất hay ở đấy.

Về đến đó, có nghề của cha truyền lại nên Trần Lý làm ăn rất giàu có, ông  nuôi được rất nhiều dưỡng binh, lại câu kết với họ Tô và họ Đàm khiến cho sự nghiệp nổi còn cả một vùng. Chính bản thân Trần Lý lại lấy chị gái của Tô Trung Từ, một vị đại quan trong triều Lý, cho nên có cái cớ bắc cầu vào Triều Lý để rồi có sự  mưu tính chuyển giao sau này. Ngay cả, Trần Thừa cũng lấy bà Lê Thị Thái ở cái bên này, là dòng vương giả nhà Lê (là con gái ông Lê Điệt, vào thời vua Lý Cao Tông là quan Thái úy, ngang với bộ trưởng Bộ quốc phòng bây giờ) sinh ra Trần Liễu (An Sinh vương – là bố của Trần Quốc Tuấn), Trần Cảnh (Trần Thái Tông) và Trần Nhật Hiệu (Hạo).

Vì vậy, có thể khẳng định cái nghiệp đế vương của Nhà Trần chính là xuất xứ từ Thái Bình.

Ý kiến bạn đọc 0