Virus Vũ Hán bắt đầu tàn phá kinh tế Trung Quốc

0 8589 838

Theo Financial Times, Bộ Giao thông Trung Quốc thông báo giao thông đường sắt ngày 25/1 (mồng 1 Tết Nguyên Đán) sụt giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng chuyến bay thương mại sụt 42% và tổng giao thông toàn quốc trượt dốc 29%.

Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. Công ty Đường sắt Trung Quốc Thành Đô cũng tuyên bố sẽ dừng một số tuyến tàu cao tốc, bao gồm một số đến trung tâm thương mại Thượng Hải, trong vài ngày tới.

Dịch virus corona buộc chính quyền Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết thêm một tuần tại một số khu vực như Tô Châu. Đây là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới. Quyết định này đồng nghĩa với việc hàng triệu công nhân Trung Quốc sẽ chưa thể quay trở lại với công việc.

Virus Vu Han bat dau tan pha kinh te Trung Quoc hinh anh 1 vius.jpg

Đời sống người dân xáo trộn, kinh tế Trung Quốc lao đao do virus corona. Ảnh: Getty.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính đại dịch SARS năm 2003 khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại 20 tỷ USD. Những ngày qua, chính quyền Trung Quốc cũng đã áp dụng những biện pháp như hạn chế đi lại, vận tải, mua sắm, vui chơi... như thời dịch SARS.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề là mạng lưới đường sắt và cao tốc quốc gia Trung Quốc hiện phát triển ở mức vượt xa so với hồi năm 2003, nền kinh tế cũng lớn gấp 6 lần. Do đó, tác động của dịch với nền kinh tế sẽ nghiêm trọng hơn.

Mới đây, Ủy ban Quản lý và Giám sát Ngân hàng Trung Quốc thông báo sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua cơn khốn khó bằng các chính sách như cho vay lãi suất thấp, tăng cường khả năng tiếp cận vốn.

Virus Vu Han bat dau tan pha kinh te Trung Quoc hinh anh 2 corona1.jpeg

Vũ Hán, nơi được coi là huyết mạch giao thông của miền trung Trung Quốc bị "cắt đứt", ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thương và kinh tế nước này. Ảnh: Getty.

Trong một tuyên bố hôm 26/1, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết đã rót thêm 11,2 tỷ NDT (1,6 tỷ USD) để hỗ trợ công tác chăm sóc y tế, mua thiết bị và các công tác khác để kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, CNBC nhận định những xáo động hiện tại có lẽ mới chỉ là dấu hiệu khởi đầu cho những khó khăn trong dài hạn mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt.

"Sau dịch SARS, Trung Quốc áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, bao gồm cắt giảm thuế, để hỗ trợ các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện nước này bị thâm hụt tài khóa lớn và sẽ khó có thể kích thích kinh tế như hồi năm 2003", Financial Times dẫn lời nhà phân tích Tianlei Huang thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận định.

theo zing.vn

Ý kiến bạn đọc 0